Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Clip 9 công cụ được dùng trong tuyển dụng

Hôm nay tui sẽ giới thiệu cho mọi người một clip các công cụ sử dụng trong bộ phận “chết cha” à nhầm HR nhé. Bài nói được thực hiện bởi sư phụ Kính Cận nổi tiếng một vùng trong làng HR nhà ta.

Vừa nghe vừa ghi ghi chép chép *cười*

Cùng xem clip nào:


Nội dung chính video “9 công cụ được dùng trong tuyển dụng”

Mới đầu nghe tiêu đề của bài nói có cảm giác đó là bài nói về các công cụ giúp mình thu hút được nhiều ứng viên, để sử dụng trong công tác tuyển mộ nhưng nghe xong thì 100% là dành cho công tác tuyển chọn và đặc biệt đi sâu vào phần phỏng vấn. Nói tóm lại là “Các công cụ phỏng vấn” thì đúng hơn. Sau đây là bài review kèm hướng dẫn từng phần cho người sau nghe *cười*.

Nội dung cụ thể

Tool 1: Đánh giá sự đam mê nghề nghiệp, vị trí ứng tuyển của ứng viên
=> Nghĩa là: Sử dụng các câu hỏi chia sẻ về thành công và thất bại, yếu tố ham học hỏi từ thất bại của ứng viên.

Cmt: Lúc xem mới để ý, clip đã được quay từ năm 2010 rồi lận, chắc trình độ của sư phụ phải hơn lúc đấy nhiều lắm rồi nhưng tui chỉ nhận xét sư phụ ở thời điểm đấy thôi nhé mọi người, có gì nói nấy luôn *cười*. Bài nói chỉ được ghi âm một lần, hình như khi vấp không được ghi lại nên vấp tùm lum luôn *cười*(“Hát dờ” link là cấy chi; “như mở, như mở, như mở cửa cho”).

Tool 2: Sử dụng homework, bài tập về nhà
=> Kết quả: Đánh giá được mức độ tâm huyết, đầu tư thời gian, công sức, chuẩn bị kết quả tốt.

Cmt: Ờ, hiểu, hiểu á.

Tool 3: Kỹ thuật 3Q
=> Cách thực hiện: Phỏng vấn 3 lần, 3 nơi, tại 3 địa điểm khác nhau => Kiểm chứng lời nói của ứng viên qua cảm giác và phản ứng của ứng viên tại những môi trường khác nhau.

Cmt: Cái này mà làm thiệt chắc tốn kém lắm đây. Nhưng mà các ngân hàng có làm thiệt nè, lúc ở chi nhánh lúc lên hội sở nhưng lúc nào cũng có HR đi kèm theo dõi nhưng mà 2 lần thôi chứ phỏng vấn đến tận 3 lần chắc ứng viên cũng khiếp mà té sớm quá, trừ khi là cực cực thích, cực cực muốn vào công ty làm việc. À nếu thế thì có thể kiểm tra khả năng kiên nhẫn của ứng viên đó nhưng mà đúng là quá tốn kém luôn.

Tool 4: Kỹ thuật phỏng vấn đuổi
=> Nghĩa là: Hỏi 3 câu hỏi liên tục theo 1 chủ đề để xem ứng viên có nói dối không
=> Cách thực hiện: Chi tiết hóa câu hỏi, các câu hỏi thu hẹp dần phạm vi trả lời của đối tượng
VD: đội bóng => cầu thủ => chi tiết về cầu thủ

Cmt: Nghe đến đây thì thấy có cảm giác sư phụ không chuẩn bị trước hay sao ý, nói líu ríu, líu lưỡi, thích dùng từ ngữ văn hoa nhưng lại không chuẩn bị trước nên không được chắt lọc cho lắm và đôi lúc bị bí từ dẫn đến líu lưỡi (“nói chuyện co ro ra thì” co ro là cấy chi …?). Nhưng ví dụ hay, dễ hình dung.

Tool 5: Kỹ thuật tạo conflict
=> Nghĩa là: Tạo xung đột giữa ứng viên với nơi làm việc (môi trường) để đưa ứng viên về công ty
=> Trường hợp áp dụng: Sử dụng với những ứng viên có chức danh cao
=> Cách thực hiện: Có quá trình trao đổi, phỏng vấn dài, tương tác, câu kéo, sử dụng xung đột của ứng viên với đồng nghiệp, sếp, công ty (quyền lợi trong công ty)
=> Cần: Thân thiết với ứng viên và theo đuổi ứng viên dài hơi, sử dụng câu từ khách quan, đưa ra bình luận, so sánh cho ứng viên thấy sự mâu thuẫn (so sánh môi trường của công ty mình và môi trường công ty ứng viên) => dẫn dắt ứng viên về công ty tốt hơn so với việc sử dụng cách phỏng vấn thông thường.

Cmt: Nghe xong có cảm giác như headhunt vậy, đi câu ứng viên mà, nhỉ *chẹp, chẹp*. Nghe hơi mơ hồ, khó hiểu hay nói nhẹ là chưa đủ dễ hiểu để thuyết phục được người nghe. Người nghe có thể mường tượng được cơ bản nhưng chưa thể sâu sát được vấn đề.

Tool 6: Kỹ thuật STAR (Situation, Task, Action, Result)
=> Mục tiêu: Khám phá ra hành vi ứng xử của ứng viên trong quá khứ (trong quá trình phỏng vấn) . Dự báo hành vi trong tương lai.

Cmt: Đến đọc slide thôi sư phụ cũng vấp luôn nè, phần này sư phụ không giải thích nhiều, cho ít thông tin liên quan và ví dụ.

Tool 7: Sử dụng DISC
=> Nghĩa là: Bài test/ trắc nghiệm qua đó để người phỏng vấn nhận biết được ứng viên thuộc nhóm người nào
D: Quyết đoán, thiên hướng chỉ huy
I: Vui vẻ, hòa đồng, thích kết bạn
S: Thân  thiện, ít thay đổi
C: Nguyên tắc, chuẩn mực

Cmt: => Một hình thức trắc nghiệm tâm lý (EQ)?
Không có thông tin luôn, người nghe hãy tự sợt gu gồ để biết thêm chi tiết.

Tool 8: Sử dụng BEI (Behavioral Event Interview)
=> Nghĩa là: Tiến trình phỏng vấn theo 1 cấu trúc nhằm giúp dự đoán chính xác hơn tiềm năng ứng viên cho sự thành công trong công việc sau này.
=> Cách thực hiện: Phỏng vấn theo tình huống. BEI: Hướng đến những câu hỏi cụ thể hơn. Trường hợp gặp khách hàng khó tính => xử lý tình huống và kết quả.

Cmt: như trên

Tool 9: Sử dụng MBTI
Trắc nghiệm tính cách (4 phạm trù)

Cmt: Cái trắc nghiệm nè biết rồi nè *cười* nhưng mà là mô hình trắc nghiệm mà ta? Là một mô hình dùng để hiểu rõ tính cách của một người.

Tool 10: Linh cảm
=> Nghĩa là: Giác quan thứ 6, cảm nhận của bản thân

Nhận xét chung:

- Mở đầu: Thiếu mở đầu, giới thiệu. Ví dụ: bài nói là về các công cụ phỏng vấn có rất nhiều nhưng tôi thống kê có 10 công cụ phổ biến/hiệu quả…
- Thân: Nên theo thứ tự: Tên công cụ, khái niệm/định nghĩa sơ qua nó là gì, mục tiêu sử dụng để làm gì? Sử dụng hữu ích nhất trong trường hợp nào?
- Kết: Tóm lại nhiều công cụ thì sử dụng thế nào, dùng hết cùng một lúc? Dùng kết hợp? Tùy thích dùng kiểu gì cũng được? Có cần dùng theo thứ tự nào không? Sử dụng theo những trường hợp phỏng vấn thế nào, vị trí nào nên dùng?
- Câu hỏi đặt ra: Có thể phân loại, xếp nhóm các công cụ được không? Các công cụ tương đồng, sử dụng thay thế nhau…
- Mục tiêu ban đầu của bài nói hình như chưa đạt được:
Người nói nói 1 phần nhỏ của 1: 1. Công cụ sử dụng trong tuyển dụng
Người nghe được mộ phần nhỏ của mỗi mục tiêu ban đầu:
                1. Công cụ sử dụng trong tuyển dụng
                2. Mô hình phù hợp (Mô hình tuyển dụng?, Mô hình đánh giá ứng viên?, Mô hình phỏng vấn?)
                3. Ý tưởng làm mới quy trình tuyển dụng

Xin hết ạ. Nói tóm chung là bài nói của sư phụ còn yếu và thiếu nhiều lắm mọi người ạ *cười*, tui đùa thôi, dù trình bày còn hạn chế nhưng những công cụ đều có thể sử dụng được trong thực tế và cũng học hỏi được nhiều điều từ clip của sự phụ, có thêm kiến thức và có thêm kinh nghiệm khi thuyết trình, vậy là tốt rồi với cái clip làm từ 5 năm trước thì chắc hẳn bây giờ sư phụ đã tiến hóa lên một tầm cao mới rồi chứ không thể chỉ như thế đâu. Nhỉ?

Thảo Hồ 

P/s: Xem clip ngày 25/10/2015, sau hơn 1 tháng mới ngồi review *cười*.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét