Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

Lách luật để không phải ký hợp đồng lao động và trả BHXH & BHYT

Biết là các công ty khó khăn, muốn cắt giảm chi phí, muốn lách luật để trốn thuế các kiểu nhưng mà có cần thiết phải đến mức thế này không nhỉ. Tuy nhiên, nói chung là các doanh nghiệp nào muốn lách thì đọc phần trao đổi dưới đây nha, và người lao động cũng nên đọc để hiểu rõ hơn xem công ty mình đang cố gắng góp sức, cống hiến cho nó thì thực sự có tốt hay không để còn tính tiếp. Ngoài ra, tại một số ngân hàng, khi ứng viên trúng tuyển chỉ được hỏi khi nào bạn có thể bắt đầu đi làm và thế là đúng hôm đó đến cơ quan và làm việc luôn, cũng không thấy có phản hồi là khi nào thì ký hợp đồng gì cả luôn và nói rằng đây là thời gian học việc của bạn, khi nào ký hợp đồng mới bắt đầu chấm công. Ứng viên cứ thế miệt mài làm việc, ngân hàng mà, kiểu gì chả tốt hơn công ty ngoài. Tuy nhiên có những người đến 3 tháng vẫn không được ký hợp đồng. Liệu các ngân hàng có thực sự tốt như suy nghĩ của những ứng viên non trẻ... 

(Đôi dòng tâm sự của tui - người đã và đang ở cả hai vị thế cùng lúc).


"lethu… :
Dear các anh/chị và các bạn trong cộng đồng nhân sự,
Công ty mình đang kinh doanh dịch vụ giải trí cho trẻ em.
Ngày thường chúng mình lúc có đoàn khách thì hoạt động.
Lúc không có khách không hoạt động và cho người lao động nghỉ.
Mình tính ký HĐ Cộng tác viên cho người lao động khối dịch vụ của bên mình.
Theo tìm hiểu của mình thì khi ký HĐ Cộng tác viên.
– Mình có thể thoả thuận mức lương nhất định trả theo ca. Khi người lao động đi làm ca nào mình trả lương ca đó.
– Không cần quan tâm mức lương tối thiểu vùng
– Tăng ca và ngày lễ Tết nếu người lao động đi làm mình có thể trả mức lương vẫn như thoả thuận. Công ty có thể hỗ trợ ngoài lương thoả thuận nhưng ko bắt buộc.
– Không cần báo tăng bảo hiểm.
Mình không tra được thông tư, văn bản nào nói về điều này, nên mình không yên tâm khi dùng loại HĐ này.
Mong mọi người tư vấn hoặc có văn bản nào thì gửi cho mình với.
Mình cần gấp ạ.
Cảm ơn cả nhà!

Minh Ng..:
Dear Phương,
Về câu hỏi của Ph… thì Minh Ng… có các ý kiến như sau:

1/ Công ty Phương có thể ký HĐ Cộng Tác Viên với người lao động (hình thức này thường gọi là “bán thời gian/ part-time”)

2/ Thực chất HĐ Cộng Tác Viên là một thỏa thuận dân sự giữa Bên A (công ty) yêu cầu Bên B (người lao động) thực hiện một /hay nhiều công việc nhất định cho Bên A (công ty)

3/ HĐ Cộng Tác Viên không phải là HĐ Lao Động nên không bị ràng buộc bởi các điều khoản của Luật Lao động, Luật BHXH…(công ty không có trách nhiệm mua BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Tuy nhiên, người lao động khi làm việc vẫn phải tuân thủ theo sự quản lý, điều động và các quy định của công ty đề ra).

4/ Theo Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014: nếu Phương đọc kỹ thì mức lương tối thiểu vùng chỉ áp dụng cho các đối tượng “có thuê mướn lao động theo HĐ Lao Động (điều 2)”

HĐ Cộng tác viên không phải là HĐ Lao Động nên không ghi trong HĐ Cộng tác viên là “Mức lương” mà gọi là “Mức thù lao Cộng tác viên”. Việc thanh toán sẽ tùy theo hai bên thoả thuận.

Thí dụ sau đây – Phương có thể điều chỉnh cho phù hợp:
Điều 2: Mức thù lao cộng tác viên
1. Mức thù lao: 15.000 đồng/ giờ (Bằng chữ: Mười lăm ngàn đồng/ giờ)
2. Phương thức thanh toán (công ty Phương xem tùy theo thoả thuận giữa hai bên)
– Tiền mặt hay chuyển khoản
– Thù lao được trả 01 lần trong tháng hay tuần…v..v…
Ghi chú: Tuy mình không bị ràng buộc bởi mức lương tối thiểu vùng nhưng Nguyệt góp ý là mức thù lao/ giờ của công ty Phương không nên trả thấp hơn 15.000 đồng/ giờ cho công việc giản đơn nhất để có sự cạnh tranh.
(vì mình suy luận với mức lương tối thiểu vùng là 3.100.000 đồng / tháng chia cho 26 ngày công chuẩn rồi chia cho 8 giờ/ ngày thì một giờ công cũng đã là 14.903 đồng)

5/ Tăng ca và ngày Lễ Tết nếu người lao động đi làm công ty “có thể” trả mức thù lao vẫn như thoả thuận. Công ty “có thể” hỗ trợ ngoài mức thù lao thoả thuận này nhưng không bắt buộc phải trả tiền làm thêm giờ như điều 106 Luật Lao động.
Tuy nhiên, công ty cũng NÊN xem xét trả mức thù lao phụ trội phù hợp thì mới thu hút và khuyến khích được người lao động bán thời gian làm thêm giờ nhất là vào ngày Lễ Tết.

Mong nhận thêm các ý kiến đóng góp khác của các anh chị em.
Chúc các ACE một ngày làm việc thật vui.

lethu… :
Dear chị Ng…,
Nhận được mail trả lời của chị em rất mừng bởi em thấy an tâm khi sử dụng loại HĐ này cho công ty.
Bản chất của HĐ này em đang làm theo đúng những gợi ý chị đưa ra.
Ban đầu em ko biết sẽ coi loại HĐ này là nằm trong điều luật nào.
Nên khi chị nói đây là 1 loại HĐ lao động dân sự em thấy rất hợp lý.
Chân thành cảm ơn chị, cảm ơn cộng đồng C&B.
Chúc chị 1 ngày làm việc vui vẻ!

Chị ơi, vây chị cho em hỏi theo thông tư 111 – luật TNCN người ta đồng ý những người ký HĐ CTV hoặc HĐ thời vụ dưới 3 tháng có MST và làm cam kết thu nhập ko vượt quá 108tr/ năm thì mình ko phải tạm thu 10%.
Bên em làm như vậy đc ko chị?

Minh Ng..:
Mình góp ý kiến thêm về thuế TNCN nhé: người lao động ký HĐ Cộng Tác Viên cũng phải thực hiện nghĩa vụ Thuế TNCN.

Trong HĐ Cộng Tác Viên, ở các điều khoản về“Quyền Và Nghĩa Vụ Của Mỗi Bên” nên ghi rõ:

1/ Bên B (Người lao động): Trích mức thù lao theo quy định của cơ quan thuế để thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân.
2/ Bên A (Công ty): Thu hộ thuế thu nhập cá nhân của Bên B theo mức quy định của pháp luật.
3/ Tuy nhiên, đúng như em nói theo Thông tư 111/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài Chính tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25:
“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân”

Nếu HR thấy trường hợp các bạn này có thu nhập ước tính không vượt quá 108 triệu/ năm thì HR yêu cầu các bạn đó làm một Bản Cam Kết theo mẫu số 23/CK-TNCN (theo thông tư số 156/2013/TT-BTC) thì công ty không phải tạm thu 10% nhé.

lethu… :
Dear các chị,
Theo y hiểu của em lúc đọc khoản i này, em thấy việc ký HĐ lao động dưới 3 tháng hay CTV thì đều giống nhau. Có MST và có cam kết thì đều được hiểu là ko tam trích 10% khi trả lương cho NLĐ nữa.
Còn nếu đã sợ rủi ro thì theo quy định khấu trừ thuế tại nguồn ta phải khấu trừ 10% cho cả 2 loại này.

Nhưng chị KTT bên em lại nói là:
Cứ HĐ thời vụ dưới 3 tháng thì có MST và cam kết thu nhập thì ko trừ.
Còn CTV thì dù cho có đạt 2 điều kiện trên thì vẫn tạm trích 10%.
Năm hết tết đến em đang phải gửi CV lên thuế quận hỏi nhưng em tin rằng họ sẽ paste nguyên khoản i vào để trả lời câu hỏi này.
Vì thế các chị cho em xin ý kiến ạ.
Liên tục 2 tháng nay nhà em tranh cãi phương án dùng CTV hay HĐLĐ ngắn hạn dưới 3 tháng.
Cuộc tranh cãi còn vướng mắc đúng khoản này ạ!
Các chị mà góp ý cho em thêm phần này nữa thì em yên tâm ăn tết ạ.
Xin phiền các chị ạ!

nqv1978…
Các bạn làm nhân sự nên hiểu, mình phải làm theo luật nhưng hiểu rằng ko theo luật nhưng người ta có việc làm là dc, dù ko theo pháp luật quy định. Đừng rập khuôn, việc làm thì ít, lực lượng lao động thì dư thừa, căn theo luật thì có tiền đổ xăng đi xin việc ko, lý thuyết, nghị định đầy, nhưng làm nhân sự phải có cái đầu chứ ko phải robot.

lethu… :
Dear anh,
Những người làm nhân sự rất hiểu vai trò đứng giữa cả NLĐ và NSDLĐ.
Nên chính vì thế chị em đang phải cố gắng tìm cách lách sang lách lại để đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên này anh nè!

vuthecu..
Chào bạn,
Nếu là hợp đồng dưới 3 tháng và chỉ ký DUY NHẤT 1 và chỉ 1 hợp đồng thì bạn có thể áp dụng cam kết và ko khấu trừ 10%. Tuy nhiên thực tế trải qua mình thấy sẽ an toàn cho bạn nếu như chỉ áp dụng cho 1 bộ phận rất nhỏ nhân viên. Nếu áp dụng đối với toàn bộ nhân viên
trong 1 thời gian dài thì thuế sẽ để ý đến
và sẽ ko bỏ qua.
Lách dc thì rất tốt nhưng phải CHẮC CHẮN an toàn, chơi với thuế ko phải đùa như mấy bác thanh tra lao động.

2. Vì thế giả sử hd đầu tiên hết hạn, bạn ký tiếp hd thứ 2 (cho dù là có dãn cách 1 vài ngày) thì thực tế mình thấy ĐA PHẦN bên thuế hướng dẫn là có thể chuyển sang tính thuế theo biểu lũy tiến.
Mà theo biểu lũy tiến thì trường hợp này sẽ ko bị tính thuế tncn. Cũng có phòng thuế ko áp dụng cách trên, nhưng rất ít có phòng thuế kiểu này.

Để cho đảm bảo, bạn lên phòng thuế hỏi ý 2. Nếu họ trả lời đúng như ý 2 thì ban hành công văn hỏi với nội dung tương tự để lấy công văn trả lời của phòng thuế làm căn cứ phòng thân đề phòng bất trắc sau này.

Lời bình: 
Tôi thỉnh thoảng vẫn ký hợp đồng chuyên gia, hợp đồng giảng dạy với các đơn vị. Và tôi bị khấu trừ thuế TNCN 10% luôn. Và tôi cũng thấy có 1 số HR phải ký hợp đồng dịch vụ với công ty (Viettel hay làm cái này). Vì thế trong trường hợp muốn lách, mọi người nên tham khảo thêm loại hợp đồng này.

Để rõ hơn: 
Điều 518 Bộ luật Dân sự quy định: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ; cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (Khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại).

Như vậy, doanh nghiệp có thể ký hợp đồng dịch vụ với người cung ứng dịch vụ để được sử dụng dịch vụ.

Tiếp tục tham khảo: 
Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ( Nghị định 39/2007/NĐ-CP về việc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh )

Người cung ứng dịch vụ hay còn gọi “cá nhân cung ứng dịch vụ” là: cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về cung ứng dịch vụ nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh.

Đối tượng không phải đăng ký kinh doanh là:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Chúng ta tiếp tục tìm hiểu các dịch vụ khác là gì? 
Theo điều 5 của nghị định 39 này thì dịch vụ khác là dịch vụ không thuộc danh mục cấm kinh doanh và danh mục kinh doanh có điều kiện.

Tiếp chúng ta sẽ tìm hiểu danh mục kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực lao động thương binh và xã hội bao gồm:
1. Hoạt động dạy nghề
2. Hoạt động liên kết đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng với cơ sở dạy nghề của nước ngoài, cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài
3. Kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy
4. Kinh doanh dịch vụ đánh giá kỹ năng nghề
5. Kinh doanh dịch vụ kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo nghề với cơ sở dạy nghề nước ngoài và cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
6. Kinh doanh dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
7. Kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
8. Kinh doanh dịch vụ việc làm (môi giới việc làm)
9. Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
10. Kinh doanh dịch vụ cai nghiện ma tuý tự nguyện
11. Kinh doanh dịch vụ chứng nhận và công bố hợp quy
12. Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động

Tham khảo thêm ở: 
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện (dangkykinhdoanh.gov.vn/HelpAndSupport/tabid/93/CategoryID/268/language/vi-VN/Default.aspx). Như vậy cung ứng dịch vụ …. theo vị trí (ví dụ dịch vụ dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng) sẽ không phải xin phép.

Để không bị sót, chúng ta tìm hiểu tiếp về hợp đồng lao động:

Điều 15. Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động

Như vậy hợp đồng lao động sẽ được sử dụng khi cá nhân thỏa thuận về lương. Như đoạn trao đổi ở trên nếu bỏ từ “lương” đi thì đó không còn là hợp đồng lao động nữa.

Lời khuyên cho người lao động: 
Khi đi làm chúng ta hoàn toàn có thể được lựa chọn 2 loại hợp đồng:
– Hợp đồng lao động
– Hợp đồng dịch vụ

Nếu ký hợp đồng lao động thì sẽ có BHXH, BHYT nhưng phải đóng khoảng 10% mức lương cho BHXH và BHYT, đóng tiếp 1 – 2% cho BHTN và đóng thêm 10% Thuế TNCN nếu lương > 9 triệu. Còn ký hợp đồng dịch vụ thì không được hưởng gì nhưng chỉ phải đóng 10% Thuế TNCN. (Những con số % trên là ước đoán do tỷ lệ % và mức phải đóng Thuế TNCN thay đổi theo thời gian).


Người sử dụng lao động cũng vậy, có thể chọn 1 trong 2 loại. Và loại 2 sẽ tiết kiệm hơn.

Nguồn: hrlink.vn
Edit: Thảo Hồ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét