Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

20 cách trả lời thông minh cho câu hỏi "Bạn đang làm nghề gì?" Và duy trì cuộc đối thoại nhằm tăng thêm mối quan hệ (phần 1)

Trả lời câu hỏi “Bạn đang làm nghề gì?”: 20 cách trả lời hay nhất

Khi bạn gặp một người lạ mặt, sẽ có lúc họ có thể hỏi: “Vậy, bạn đang làm nghề gì?”. Câu hỏi này cỏ vẻ dễ trả lời nếu bạn đã có việc hoặc đang làm một công việc danh giá để kiếm kế sinh nhai. Nhưng nếu bạn chưa làm được gì kiếm ra tiền cả thì sao! Việc trả lời câu hỏi này lại trở thành điều khó làm nhất Quả Đất. Nhưng thực tế, một khi câu hỏi được đưa ra thì tính đáng tin cậy của câu trả lời của bạn sẽ là điều bắt buộc.

Để trả lời câu hỏi nguy hiểm nhất, bạn sẽ làm gì?

Bên cạnh việc bạn có thể trả lời thẳng vào vấn đề bằng cách nói về công việc hoặc hồ sơ việc làm của mình thì có một cách khác nếu bạn nói về gia đình. Vấn đề là chúng ta luôn có những cách hiểu, giải quyết, và phản hồi tốt hơn cho một câu hỏi. Vì vây, mỗi câu hỏi đều có cách để trả lời, tương tự, câu hỏi này cũng có một câu trả lời đáng tin cậy và thành thật. Dưới đây là một số cách khá hay không chỉ giúp bạn xử lý hầu hết những tình huống rắc rối này mà còn giúp bạn trả lời các câu hỏi một cách ấn tượng và có thể chấp nhận được.

1. Trước tiên phải hiểu câu hỏi: Giả định câu hỏi không hề có ác ý. Đừng nghĩ theo chiều hướng những người hỏi mình kiểu này chỉ vì họ muốn chế giễu mà thôi. Đó có thể là người thực sự muốn biết về quá trình làm việc của bạn. Hãy nghĩ tích cực lên. Vì thường thì những người có câu trả lời hay hơn có thể sẽ hỏi câu này với người khác.

2. Tập trung vào điểm khác biệt của bạn so với người khác: Ta đã quá hiểu trường hợp khi được hỏi “Những điều gì là quan trọng nhất với bạn?” thì hầu hết mọi người sẽ đều trả lời là gia đình, bạn bè, sở thích, và những thứ khác. Vì vậy, cách tốt hơn để hiểu họ thì ta cần phải tìm hiểu thói quen và việc gì chiếm phần lớn thời gian của họ. Bởi vì, hầu hết các cá nhân đều làm những việc mà họ thích và họ cảm thấy hạnh phúc khi làm việc đó. Và cách để biết là hỏi họ đang làm gì.

3. Không chỉ tập trung vào công việc của bạn: Khi hỏi câu hỏi này, người hỏi không ám chỉ rằng họ chỉ muốn biết về quá trình làm việc của bạn. Có thể đây chỉ là cách để họ bắt đầu câu chuyện của mình. Do đó, bạn không phải trả lời thẳng vào câu hỏi bằng việc mô tả hồ sơ làm việc và kể những gì bạn làm ở văn phòng hoặc những điều làm bạn khó chịu. Thay vào đó, trước tiên hãy suy nghĩ và định hình một câu trả lời tích cực sau đó mới trả lời câu hỏi.

4. Tập trung vào những khía cạnh mà bạn có thể dành thời gian và sức lực cho nó: Nếu hiện tại bạn đang làm việc cho một công ty có uy tín và làm một dự án thú vị, vậy bạn có thể thảo luận về dự án đó. Đây không chỉ là sự khởi đầu tốt cho câu chuyện, nó còn cho những người nghe thấy được tiềm năng của bạn. Bạn cũng sẽ cho họ thấy mình là một người thú vị, thích đối mặt với những thử thách và vượt qua chúng.

5. Chuyển trọng tâm vào những kiến thức bạn đang học: Một công việc không chỉ về thu nhập mà bạn kiếm được mà còn về những gì bạn đã học được. Những điều khiến bạn thích thú và lựa chọn để nói nhiều hơn về bản thân sẽ hay hơn khi bạn nói về hồ sơ làm việc và công việc mà bạn đang làm. Một số người học được rất nhiều từ công việc trong khi số khác thì học khi họ không tìm được việc. Thế nên, không cần biết tình huống ra sao, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo rằng mình vẫn đang tiếp tục học hỏi.

6. Đừng cố gắng để bảo vệ chính mình: Hãy nhớ rằng, mọi người đều trông chờ vào cách cư xử của bạn. Họ đang cố xây dựng một kết nối để có thể nói chuyện được với bạn nhiều hơn. Có thể bạn cũng sẽ cảm thấy hấp dẫn. Vì vậy hãy trả lời một cách thật lòng và thuần khiết mà không hề phòng bị.

7. Tìm hiểu các vấn đề cần được giải quyết: Khi ai đó đang hỏi câu hỏi này, nhất là trong buổi gặp mặt kinh doanh thì chắc chắn họ sẽ bị ảnh hưởng bởi câu trả lời. Vì trong thế giới kinh doanh, các cá nhân chủ yếu quan tâm đến vấn đề của họ và tìm kiếm giải pháp liên quan. Cách tốt nhất là nhìn vào vấn đề của họ và thử tìm ra nó. Ví dụ, bạn có thể nói chuyện với chủ một doanh nghiệp mới thành lập, người chưa từng có nhiều kiến thức về kinh doanh nhưng bạn lại rất giỏi về nó. Vấn đề đã được xác định và bạn chỉ cần cung cấp các giải pháp là xong.

8. Bây giờ bạn có thể đề cập đến tên doanh nghiệp của mình: Lúc này, một khi vấn đề đã được giải quyết, bạn có thể đề cập đến hồ sơ kinh doanh hoặc phát kiến của mình. Nếu người nghe bị thuyết phục bởi câu trả lời của bạn thì chắc chắn họ sẽ đánh giá bạn cao hơn.

9. Giải thích những kết quả khác mà bạn có thể đưa ra: Nếu cuộc trò chuyện đã được phát triển theo hướng tích cực, bạn có thể nói ngắn gọn về một số dịch vụ mà bạn sẵn sàng cung cấp. Như là bạn có thể làm thêm một số dịch vụ mà người nghe cần giống như vậy…

10. Bạn cũng có thể chia sẻ một số chứng chỉ: Nếu anh ta đã bị thuyết phục một phần rồi, bạn có thể nói về các bằng chứng qua những chứng chỉ của mình. Bạn có thể chia sẻ thông tin nền tảng của mình. Nếu bạn có bằng thạc sĩ trong một chuyên ngành cụ thể, hoặc là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó được một tổ chức danh giá công nhận, bạn luôn có thể chia sẻ thông tin với người nghe.

(Còn tiếp)

Biên, phiên dịch: Thảo Hồ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét