Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

20 cách trả lời thông minh cho câu hỏi "Bạn đang làm nghề gì?" Và duy trì cuộc đối thoại nhằm tăng thêm mối quan hệ (phần 2- phần cuối)

Thông thường với một số người chưa tìm được việc thì khi nhận được câu hỏi "Bạn đang làm gì?" sẽ khiến bản thân cảm thấy hổ thẹn. Tuy nhiên ngoài cách trả lời phớt lờ câu hỏi, tự tỏ ra rằng mình không sao, mình vẫn rất vui vẻ, lạc quan và yêu đời, không có gì phải lo lắng rằng: "Tui vẫn bình thường, ngày ngủ đủ, cơm ăn 3 bữa" hay "Tui vừa mới ăn cơm xong, sáng nay vừa đánh răng rửa mặt đầy đủ xong" cho qua chuyện lại càng làm bản thân cảm thấy buồn hơn... Đây là bài viết về 20 cách trả lời thông mình cho câu hỏi "Bạn đang làm gì". Bản dịch đang dần được hoàn thiện và phần 2 sẽ được cập nhật trong thời gian sớm nhất, rất mong các bạn đón đọc.

Như đã hứa, phần 2 đã có mặt và sẽ mang đến cho bạn nốt những cách thức còn lại để trả lời cho câu hỏi "Bạn đang làm gì vậy?". Sau khi đọc xong, các bạn có thể mường tượng đến khởi đầu tốt đẹp hơn khi gặp lại bạn bè, người thân, nói chuyện với người lạ khi họ hỏi câu hỏi này. Và qua bài viết này, bạn cũng có thể nhận thấy đây sẽ là một phần câu hỏi của những buổi phỏng vấn tuyển dụng mà chúng ta thường gặp phải và người hỏi câu hỏi hóc búa này không ai khác lại chính là nhà tuyển dụng.

Để trả lời câu hỏi nguy hiểm nhất, bạn sẽ làm gì?

11. Liệt kê những sự vật lộn, hy sinh mà bạn đã vượt qua để đến được đây: Nếu cho đến hôm nay, cuộc sống của bạn vẫn rất vui tươi, và bạn đã trải qua hàng loạt thăng trầm thì bạn vẫn có thể trao đổi với người nghe về nó. Bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình với họ và tất cả những gì bạn đã đánh mất để đến được đây. Nó không chỉ giúp người nghe hiểu rõ bạn hơn mà còn tạo ấn tượng lớn với họ.

12. Kể về những người bạn đã từng giúp: Bạn có thể là một người không sở hữu một hồ sơ với nhiều kinh nghiệm, nhưng nhìn chung thì bạn là người đã giúp rất nhiều người theo cách này hay cách khác. Bạn có thể nói về những người mà mình đã từng giúp. Điều này rõ ràng không giải thích về hồ sơ của bạn  nhưng sẽ giúp người nghe hiểu giá trị thực sự mà bạn đã mang đến cho cuộc đời những người bạn giúp.

13. Kể về một “chiến công” của bạn trong công việc: Một câu chuyện tự thuật luôn là một yếu tố hấp dẫn cho câu chuyện. Có thể nhiệm vụ hàng ngày của bạn không mấy thú vị, nhưng hẳn là có những ngày mà bạn học được điều gì đó mới hoặc khám phá ra điều gì đó hay ho. Bạn có thể kể lại những kinh nghiệm cho người nghe và nói ngắn gọn về công việc của bạn và những yêu cầu mà thị trường đó đặt ra.

14. Hãy để cuộc trò chuyện là một kinh nghiệm học tập cho người nghe: Có thể bạn đang nói chuyện với một người  không có nhiều kiến thức về chuyên ngành của bạn. Hãy coi đó là một cơ hội vàng và cho phép người nghe hiểu hơn về thực tế thú vị của ngành đó. Bạn có thể nói về những khoảng trống trong thị trường mà ngành này hoặc là bạn đang lấp đầy nó. Bạn cũng có thể trò chuyện về diễn biến hiện tại của ngành. Hãy để người khác hiểu về một hoặc nhiều điều mà bạn học được từ ngành của mình.

15. Đừng sợ: Thật là khó để bắt đầu một cuộc trò chuyện với người lạ. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng người đối diện mình rất chân thật thì đừng ngại chia sẻ một cuộc nói chuyện chuyên nghiệp với họ. Bạn có thể nói về hành trình của mình, con đường sự nghiệp, ước mơ và những thành công mà bạn đã đạt được. Có lẽ người nghe sẽ có thể sẽ giúp đỡ cho bạn rất nhiều trong việc đạt được mục tiêu kinh doanh đấy.

16. Hãy thành thật: Bạn không cần phải dựng chuyện khi đang nói về hồ sơ của mình hoặc nghề nghiệp của mình. Bạn có thể rơi vào tình huống người đó thuộc về cùng một ngành hoặc có kiến thức khá tốt  về ngành của bạn. Kể những câu chuyện giả dối có thể làm hỏng cả tình huống và thậm chí khiến bạn cảm thấy xấu hổ hoặc nhục nhã. Vì thế, ngay cả khi bạn không thuộc về thế giới của những người khổng lồ, nếu bạn đang làm một công việc và tận hưởng cuộc sống của riêng mình thì không cần phải dựng chuyện đâu.

17. Tập trung vào sở thích: Tìm bất kỳ một lĩnh vực nào mà bạn cảm thấy mình được tiếp thêm năng lượng và tập trung cuộc trò chuyện vào đó. Nếu bạn cho người khác thấy sự nhiệt tình của mình về rất nhiều thứ khác nhau thì bạn sẽ hiện diện trước người đó như một thỏi nam châm vậy. Mọi người thực sự thích ở cạnh những người thú vị như vậy.

18. Đánh bóng “Bạn”: Thế giới đang cần những người có thể mang đến giá trị đích thực. Tất cả mọi người đều săn đón những cá nhân có thể gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, ngành công nghiệp của họ theo một hoặc nhiều cách. Sẽ tốt hơn nếu tất cả mọi người đều nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu,  và sở thích và mong muốn gia tăng giá trị nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp.

19. Hãy hỏi cùng một câu cho người khác: Đôi khi vì quá căng thẳng khi trả lời loại câu hỏi này mà quên mất rằng chúng ta cũng có quyền được đặt cùng câu hỏi như vậy với người nghe. Hãy đảm bảo rằng bạn không quên hỏi những người khác rằng họ đang làm gì? Hỏi người khác về công việc của họ và nếu bạn có nền tảng cơ bản để nói về nó, thì bạn chắc chắn sẽ có một cuộc trò chuyện vui vẻ.

20. Luôn giữ sự nhiệt tình: Không quan trọng là cuộc trò chuyện của bạn sẽ kéo dài trong bao lâu. Để cuộc trò chuyện lành mạnh và thú vị, để lại ấn tượng với người khác, sẽ rất tuyệt nếu bạn thể hiện sự nhiệt tình trong suốt thời gian nói chuyện. Nói chuyện nhiệt tình là một cách rất dễ dàng để để lại ấn tượng với người khác.

Khi bạn đang nói chuyện với một ai đó hoặc trả lời cho những câu hỏi thì việc tỏ ra thành thật và thuần khiết không phải là việc làm lợi cho người khác. Bằng cách tỏ ra thành thật và nhiệt tình, bạn đang mở ra cánh cửa với những cuộc trò chuyện có thể giúp bạn tạo ấn tượng với người khác. “Bạn đang làm gì?” là một câu hỏi có thể cho là tương tự với “Bạn là ai?” Vì thế khi trả lời câu hỏi này bạn chỉ cần thành thực và có vẻ như nó sẽ là câu hỏi dễ nhất để trả lời.

Biên, phiên dịch: Thảo Hồ
Nguồn: http://content.wisestep.com/how-to-answer-what-do-you-do-question-best-ways/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét