Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

[6 tình huống phổ biến trong luật lao động] Tình huống 3: Có được xử phạt bằng cách trừ lương của người lao động?

Có được phạt tiền NLĐ khi họ đi làm muộn không? Thường thì, các doanh nghiệp sẽ không nghĩ thế mà họ đơn giản chỉ nghĩ rằng: “Anh hôm nay đi muộn nhá, nộp tiền xung công quỹ đi.” “Hôm nay đi lại đi muộn nhá, phạt 100 nghìn”… mà không xem xét nó có hợp pháp hay không và cũng đơn giản là điều đó được đưa vào nội quy công ty rồi nên cứ thế mà triển khai cũng không biết chừng. Tuy nhiên việc phạt tiền NLĐ khi họ đi muộn, về sớm; hay vi phạm quy định về trang phục là hình thức xử phạt trái quy định Pháp luật.

Cụ thể:

1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.
2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.
=> Người sử dụng lao động không được áp dụng việc xử phạt bằng hình thức cúp lương của người lao động.

Công văn số 4346/LĐ-TB-XH ngày 15-12-2004 của Bộ LĐ-TB-XH giải thích cúp lương nghĩa là “trừ tiền lương, phạt tiền như là hình thức xử lý kỷ luật lao động”

Vì thế, khi áp dụng việc phạt tiền thay việc xử lý kỷ luật là trái pháp luật. Theo Bộ luật lao động 2012 thì các hình thức xử lý kỷ luật bao gồm:

1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
3. Sa thải.



Vậy nếu NLĐ đi muộn thì phải phạt thế nào?

- Giảm, cắt, trừ mức phụ cấp chuyên cần (nếu doanh nghiệp có phụ cấp chuyên cần cho nhân viên)

- Giảm, cắt, trừ xem xét thi đua, khen thưởng định kỳ

- Nộp phạt, không trừ lương, lương vẫn phải trả đủ, ngoài ra NLĐ phải nộp cho NSDLĐ phần phạt

- Quy định trong mức lương có một phần không cố định hàng tháng mà phụ thuộc vào thái độ làm việc, chuyên cần, ý thức NLĐ để đánh giá, khi NLĐ đi muộn mà đã nhắc nhở nhiều lần vẫn tái phạm thì giảm bớt hoặc trừ phần đó đi.

- "Trường hợp Công ty hỏi cần căn cứ vào nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể và quy chế trả lương của doanh nghiệp để xử lý, cụ thể:

Nếu các văn bản trên quy định chỉ trả lương cho những giờ làm việc thực tế, thì người lao động không được thanh toán tiền lương của những giờ không làm việc do đi muộn, về sớm không có lý do. Việc không thanh toán lương này không được coi là cúp lương.

Khi đã không thanh toán lương cho những giờ người lao động đi làm muộn, về sớm, thì người sử dụng lao động không được áp dụng các hình thức kỷ luật khác đối với người lao động."

(Công văn số 4346/LĐ-TB-XH ngày 15-12-2004 của Bộ LĐ-TB-XH)

Thảo Hồ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét